CÔNG BỐ NGHIÊN CỨU THỨ HAI CỦA DỰ ÁN “QUỸ BẢO TỒN ĐỘNG THỰC VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM”
Post Views:
815
Triển khai từ Quý II/2021, nghiên cứu tiếp theo “Khảo sát về nhu cầu, thuận lợi và rào cản của các tổ chức xã hội về bảo tồn đa dạng sinh học về môi trường bền vững ở khu vực miền trung và tây nguyên, VIỆT NAM” đã hoàn thành, làm tiền đề cho những bước tiến quan trọng của dự án Quỹ bảo tồn động thực vật hoang dã Việt Nam.
Tiến hành khảo sát 42 tổ chức xã hội thông qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu 10 tổ chức và thảo luận nhóm 8 tổ chức, nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 3 tháng, được theo dõi và đảm bảo tính khách quan cũng như tiến độ thực hiện.
TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm của các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học về môi trường bền vững, đồng thời tìm hiểu các thuận lợi, rào cản trong quá trình tổ chức hoạt động và các nhu cầu cải thiện nguồn lực của các tổ chức này.
Các đặc điểm của các tổ chức xã hội về bảo tồn đa dạng sinh học về môi trường bền vững ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên được khái quát như sau:
Tiến hành khảo sát 42 tổ chức xã hội thông qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu 10 tổ chức và thảo luận nhóm 8 tổ chức, nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 3 tháng, được theo dõi và đảm bảo tính khách quan cũng như tiến độ thực hiện.
52% tổ chức xã hội được khảo sát hoạt động dưới hình thức là các CLB thanh niên. Ngoài ra các hình thức hoạt động khác là các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tổ chức dựa vào cộng đồng (hội phụ nữ, hiệp hội ngư dân,…); các tổ chức thanh niên (câu lạc bộ môi trường, câu lạc bộ xanh và Đoàn Thanh Niên); nhóm liên kết xã hội và nhóm thực hiện dự án môi trường/cộng đồng.
Tại Miền Trung Tây Nguyên, các tổ chức xã hội phân bố chủ yếu ở Đà Nẵng, Huế và Hội An (Quảng Nam). Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và tổ chức dựa vào cộng đồng, chiếm tỉ lệ 17%, với phạm vi hoạt động chủ yếu tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế
60% các tổ chức xã hội có thời gian hoạt động từ 1-5 năm, phần lớn trong số này là các CLB thanh niên và nhóm liên kết xã hội. Có rất nhiều các tổ chức có tuổi đời chưa đến 1 năm phải ngưng hoạt động vì lí do dịch bệnh Covid-19. Có 24% các tổ chức có thâm niên hoạt động trên 10 năm, thuộc loại tổ chức NGOs, tổ chức dựa vào cộng đồng hoặc CLB thanh niên có truyền thống từ các trường đại học.
Nguồn thu tài chính của các tổ chức xã hội phân hóa theo từng đặc điểm nhóm khá rõ rệt. Đối với các NGOs/NPOs nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu đến từ các quỹ/tổ chức phát triển nước ngoài; Các tổ chức dựa vào cộng đồng như hội phụ nữ hay hội nông dân, nguồn kinh phí đến từ chính quyền địa phương; Các tổ chức thanh niên – các câu lạc bộ, nguồn quỹ hoạt động chủ yếu từ đóng góp các thành viên, gây quỹ cộng đồng.
VẤN ĐỀ NHÂN LỰC
Nhân lực cũng là một trong các đặc thù của ngành phi lợi nhuận nói chung và các tổ chức xã hội trong báo cáo nói riêng. Nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm thú vị như sau:
67% nhân lực trong các tổ chức xã hội là thanh niên trẻ. Và tỷ lệ thanh niên trẻ giữ vai trò là lãnh đạo trong các tổ chức cũng chiếm 69%. Trong các tổ chức tham gia khảo sát, có đến 80% phụ nữ đang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, cho thấy không có sự phân biệt về vấn đề bình đẳng giới trong các tổ chức xã hội.
Có đến 45% các tổ chức không thực hiện đánh giá nguồn nhân lực. 55% còn lại có thực hiện đánh giá chất lượng thành viên, chỉ 30% trong số đó tổ chức có hoạt động đào tạo nhân lực (về đào tạo kỹ năng truyền thông, giao tiếp, đàm phán, ngoại ngữ, nâng cao kiến thức chuyên môn, kĩ năng về quản lý dự án, thái độ làm việc và kĩ năng làm việc nhóm), chủ yếu là nhóm NGOs và các tổ chức dựa vào cộng đồng. Trong khi đó việc cải thiện kỹ năng và năng lực chuyên môn của các thành viên là rất quan trọng.
TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
Trong những năm gần đây, các hoạt động của các tổ chức xã hội được cộng đồng quan tâm. Việc nhận thức, đánh giá bối cảnh xã hội, khó khăn của tổ chức giúp nhận ra những cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới.
Theo kết quả nghiên cứu nền, đa số các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường bền vững ở khu vực miền Trung và miền Trung Tây Nguyên, Việt Nam đều nhận thấy khó khăn lớn nhất phải đối mặt là về vấn đề tài chính, bởi vì, Việt Nam không còn nằm trong danh sách ưu tiên nhận nguồn kinh phí hỗ trợ, nguồn quỹ từ các tổ chức nước ngoài ngày càng giảm, đi kèm với sự cạnh tranh giữa các TCXH trong việc tìm kiếm nguồn quỹ. Vấn đề thứ hai là sự thiếu hụt về nguồn nhân lực do các tổ chức không có kế hoạch chuẩn bị chuyển giao thế hệ và mức lương trong lĩnh vực này tương đối thấp nên không thu hút được các bạn trẻ có tài năng, nhất là các bạn trẻ có khả năng chuyên môn và ngoại ngữ tốt.
Theo khảo sát, các tổ chức xã hội cho rằng có nhiều khó khăn cản trở hoạt động. 32% trong đó xuất phát từ tài chính, 24% liên quan đến sự thiếu hụt nhân lực, 21% cho rằng dịch bệnh tác động lớn dẫn đến hệ quả hủy dự án, hoạt động chuyên môn bị ách tắc và không thể xử lý.
Về nhân sự, khó khăn của các tổ chức xã hội là sự chuyển giao thế hệ, thiếu năng lực chuyên môn, thiếu kỹ năng, mức thu nhập thấp. Trong các khó khăn về mặt tài chính chưa có kỹ năng quản lí, nguồn tài trợ có hạn hoặc bị ảnh hưởng từ dịch bệnh.
29% các tổ chức khảo sát cho rằng thách thức lớn nhất các tổ chức xã hội gặp phải là sự sụt giảm trong sự quan tâm của cộng đồng. Ngoài ra các thách thức khác là giảm tài trợ từ các quỹ/tổ chức nước ngoài; không có tính liên kết và cạnh tranh giữa các TCXH; yêu cầu chất lượng và hiệu quả của các nhà tài trợ ngày càng cao; các tổ chức quốc tế rút dần,…
32% các tổ chức cho rằng sự tin tưởng từ chính quyền và cộng đồng đang mở ra những cơ hội mới. 21% khác cho rằng công nghệ thông tin cải tiến giúp các tổ chức có thể giao lưu và học hỏi, hỗ trợ nhau trong các dự án sắp tới, tránh việc lãng phí nguồn ngân sách và các hoạt động chồng chéo trong cùng một khu vực.
MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI CÁC TỔ CHỨC KHÁC
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc xây dựng một nguồn quỹ trung quan là vô cùng cần thiết, đây là biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro về năng lực tài chính của các tổ chức. Trước bối cảnh dịch Covid-19 làm thu hẹp những cơ hội đầu tư từ các tổ chức nước ngoài, một quỹ trung gian sẽ giảm bớt lo ngại và khó khân về mặt tài chính khi có sự tham gia từ phía doanh nghiệp. Mặt khác, Quỹ cung cấp các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội về chuyên môn quản lý dự án, quản lý nguồn nhân lực, gây quỹ,…
Nghiên cứu cho thấy 55.42% các tổ chức như doanh nghiệp, nhóm tình nguyện,… có nhu cầu hợp tác với các tổ chức thanh niên. Ngoài ra việc hợp tác với doanh nghiệp giúp các tổ chức xã hội đa dạng hoá kinh phí. Các kinh phí này được tài trợ dưới dạng trang thiết bị hoạt động, tiền hoặc văn phòng, địa điểm,…
Có sự khác biệt trong nhu cầu của các tổ chức xã hội và doanh nghiệp khi hợp tác. Trong khi các TCXH mong muốn doanh nghiệp đồng hành và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của mình thì doanh nghiệp lại mong muốn quảng bá hình ảnh nhiều hơn là đồng hành cùng TCXH để phát triển cộng đồng. Trong khi đó, quan điểm của phía doanh nghiệp cho rằng thông tin của các TCXH không minh bạch về kết quả nghiên cứu hay quản lý ngân sách trong thực hiện hoạt động thuộc khuôn khổ dự án.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc xây dựng một nguồn quỹ trung quan là vô cùng cần thiết, đây là biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro về năng lực tài chính của các tổ chức.
Bà Bùi Thị Minh Châu, Quản lý dự án đối tác GSI cho biết: “Kết quả nghiên cứu này cũng cung cấp những định hướng quan trọng về nhu cầu nâng cao năng lực của các tổ chức xã hôi hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường bền vững ở khu vực miền Trung và miền Trung Tây Nguyên, Việt Nam. Dựa trên kết quả báo cáo, các tổ chức xã hội này mong muốn được hỗ trợ nhiều nhất là về kỹ năng giao tiếp, truyền thông, kỹ năng viết đề xuất xin nguồn tài trợ và viết báo cáo, kỹ năng gây quỹ, quản lý dự án,… Vấn đề tôi quan tâm nhất là, cũng theo kết quả của nghiên cứu này, mặc dù các tổ chức xã hội đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, họ lại có xu hướng e ngại hợp tác với các doanh nghiệp. Có một số tổ chức xã hội đã làm việc với doanh nghiệp nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế. Đây là vấn đề mấu chốt mà dự án sẽ tìm cách tháo gỡ trong thời gian tới.”
Khảo sát này thuộc khuôn khổ dự án “Huy động nguồn tài chính cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường bền vững tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam” (gọi tắt là dự án “Quỹ bảo tồn”) nhằm thành lập Quỹ bảo tồn động thực vật hoang dã Việt Nam để vận động các nguồn tài trợ và nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội địa phương hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường ở miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam. Dự án này do GreenViet (Việt Nam) và Viện Gustav-Stresemann (GSI, Đức) hợp tác thực hiện và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tài trợ.
Tải báo cáo tại đây