PHỦ XANH 7,8 HECTA (6.000 CÂY XANH ĐÔ THỊ) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Từ tháng 6-12/2025, Trung tâm GreenViet thực hiện gây quỹ cho Dự án phủ xanh 7,8 ha cây xanh tại Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Dự án xuất phát từ nhu cầu và mong muốn tạo khu vườn thực nghiệm, trồng và bảo tồn đầy đủ các loại cây bản địa đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ cũng như phục hồi cảnh quan Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Dự án nằm trong khuôn viên của Trường, giáp ranh với Khu phố 6, Phường Linh Trung, nơi có mật độ dân số đông nhất của thành phố Thủ Đức. Dự kiến sau 5 năm, dự án sẽ giúp tạo ra cảnh quan “Rừng trong phố”, chất lượng không khí sẽ được cải thiện đáng kể, hơn 8.000 sinh viên đại học, cao học, nghiên cứu sẽ có một không gian học tập và làm việc thân thiện, gần gũi với thiên nhiên.

*Thông tin chung về dự án:
– Diện tích: 7,8 ha
– Số lượng: 6.000 cây (Chiều cao cây >1m5)
– Loài cây trồng: Các loài cây bản địa của Đông Nam Bộ (Bàng đài loan, Long não, Sao đen, Giáng hương, Kèn hồng,..)
– Thời gian trồng: Tháng 6/2024 – Tháng 12/2025
– Ngân sách thực hiện dự án: 130.000đ/1 cây

*Đóng góp cho dự án:

Với 130.000 đồng, bạn đã góp phần mở rộng thêm mảng xanh cho trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, mở rộng thêm không gian xanh cho cộng đồng, tạo thêm “khu Rừng trong phố” tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cây mà bạn đóng góp sẽ được GreenViet và trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chăm sóc và giám sát trong 4 năm và đảm bảo tỷ lệ sống trên 95%, “khu Rừng trong phố” sau đó sẽ tiếp tục được trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chăm sóc và bảo vệ.

Ngân sách cộng đồng đã đóng góp cho dự án, vui lòng truy cập link sau: 

Danh sách cộng đồng đóng góp cho dự án 2 trồng 6000 cây xanh đô thị

*Cách thức ủng hộ:
– Chuyển khoản vào Ngân hàng Vietcombank:

Tên tài khoản: GreenViet

Số tài khoản: 1047508061

Nội dung: Tên bạn – Email – Lời nhắn (không quá 20 ký tự)

Ghi chú: Khi ngân sách huy động đạt được tối thiểu 1.000 cây thì GreenViet sẽ thông tin đến cộng đồng đóng góp về việc triển khai dự án và đăng ký tham gia trồng cây. Trong trường hợp, số lượng cây quyên góp dưới 1.000 cây thì GreenViet sẽ làm việc trực tiếp với đơn vị thụ hưởng để triển khai trồng và báo cáo kết quả đến cộng đồng đóng góp thông qua email mà cộng đồng đã nhập trong thông tin chuyển khoản hoặc thông qua website của GreenViet.

Hoặc quét mã QR sau: 

Theo Liên Hợp Quốc, mỗi người dân đô thị cần diện tích tối thiểu là 10m2 cây xanh để bảo đảm không khí trong lành cho cuộc sống. Tuy nhiên, tỷ lệ cây xanh tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt ở mức 0,55m2/người (đạt 5,5% so với tiêu chuẩn Liên Hợp Quốc). Các chỉ số về môi trường và ô nhiễm không khí tại thành phố ngày càng tệ hơn, việc trồng thêm cây xanh tại các trường học, không gian công cộng, đường phố là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Việc gia tăng mật độ cây xanh tại Hồ Chí Minh mang lại rất nhiều giá trị như:
• Cây xanh có tác dụng cản bức xạ – che nắng cho không gian dưới lùm cây, có thể ngăn được 60 – 80% bức xạ mặt trời, nhờ đó có tác dụng giảm nhiệt độ bề mặt đất và nhiệt độ không khí phía dưới tán lá của cây.
• Nhiệt độ bề mặt đường dưới bóng cây hay dưới bóng đổ thấp hơn khoảng 6 – 15oC so với bề mặt đường nhận bức xạ mặt trời trực tiếp.
• Giảm nồng độ phát thải CO2 và bụi mịn PM2.5, góp phần hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại COP26.
• Trồng cây xanh tại trường học giúp tạo cảnh quan, nâng cao thẩm mỹ cho trường học, giảm nóng bức, mang tới không gian tươi mát, giúp điều hòa khí hậu, tạo bóng mát và góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
• Trồng thêm cây xanh tại các trường học giúp hình thành một môi trường sống thân thiện, tạo điều kiện và góp phần giúp sinh viên có cơ hội được gần gũi với thiên nhiên, thúc đẩy lối sống, tư duy tích cực và sáng tạo.

Hãy cùng chung tay đóng góp để tăng thêm mảng xanh cho TP. Hồ Chí Minh, tạo nên một không gian cây bản địa vùng Đông Nam Bộ trong lòng thành phố. Sự ủng hộ của bạn cho dự án sẽ góp phần lan tỏa ý thức và truyền cảm hứng về bảo vệ môi trường cũng như mang lại thành phố xanh trong tương lai gần, vì không khí sạch và sự phát triển bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related post