GIỚI THIỆU
GreenViet tên đầy đủ là Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh, thành lập vào tháng 10 năm 2012. Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực Bảo tồn Đa dạng Sinh học khu vực miền Trung – Tây Nguyên
GreenViet tên đầy đủ là Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh, thành lập vào tháng 10 năm 2012. Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực Bảo tồn Đa dạng Sinh học khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Lĩnh vực hoạt động
Nghiên cứu về đa dạng sinh học nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ hoạt động bảo tồn ở miền Trung – Tây Nguyên
Truyền thông và giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về Bảo tồn Đa dạng sinh học
Cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, báo chí, các tổ chức liên quan với mục tiêu huy động sự tham gia của cả cộng đồng vào hoạt động bảo tồn.
Lịch sử thành lập
Ý tưởng thành lập tổ chức phi chính phủ có tên GreenViet bắt nguồn từ tiến sĩ Hà Thăng Long và nhóm nghiên cứu trẻ làm công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai từ năm 2006. Những người sáng lập mong muốn xây dựng Trung Tâm GreenViet là nơi tập hợp những con người tâm huyết có cùng mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu, phổ biến các giá trị của đa dạng sinh học đến cộng đồng người dân Việt Nam nhằm nâng cao hiểu biết, thúc đẩy hành động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và ứng xử thân thiện với môi trường, sử dụng một cách bền vững tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam.
GreenViet bắt đầu chỉ có 4 người là tiến sĩ Hà Thăng Long, Trần Hữu Vỹ, Nguyễn Thị Tịnh, Lãnh Tuấn Bảo khi cùng tham gia chương trình nghiên cứu tập tính sinh thái loài Chà vá chân xám ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Gia Lai. Những ý tưởng ban đầu hình thành rõ nét hơn cùng những chuyến nghiên cứu thực địa mà cả nhóm thực hiện từ năm 2006 – 2008.
Tháng 9 năm 2011, các hoạt động đặt nền móng cho quá trình xây dựng tổ chức như thảo luận phương hướng, tạo dựng mạng lưới, xúc tiến thủ tục cho việc thành lập trung tâm được thực hiện. Ngày 04 tháng 10 năm 2012, Trung tâm GreenViet chính thức được thành lập theo quyết định số 44/QĐ-LHH của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng (tên gọi tắt là GreenViet). Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng cấp giấy phép hoạt động số 14 vào ngày 23 tháng 10 năm 2012.
Cộng đồng người Việt chủ động tham gia bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam
Bảo tồn hệ sinh thái và các loài động thực vật hoang dã nguy cấp tại Việt Nam thông qua nghiên cứu khoa học, hoạt động bảo tồn, giáo dục, truyền thông, vận động chính sách và truyền cảm hứng bảo tồn cho cộng đồng
Chính trực và có trách nhiệm: Chúng tôi chú trọng vào kết quả, trung thực về cả thành công và thất bại; trách nhiệm và uy tín với công việc, cộng đồng, đối tác và đồng nghiệp
Học hỏi, đổi mới và sáng tạo: Chúng tôi tích cực học hỏi, đổi mới để tăng cường hiệu quả hoạt động, đề cao tính sáng tạo
Tôn trọng sự khác biệt: Sự khác biệt mỗi cá nhân về tính cách, giới tính, độ tuổi, tư tưởng, văn hóa, tín ngưỡng
Hợp tác: Chúng tôi tôn trọng tinh thần đồng đội, đối thoại đảm bảo ai cũng có cơ hội đóng góp cho sứ mệnh; khuyến khích nhân viên, đối tác phối hợp hướng tới giải pháp và sự hiệu quả
Hạnh phúc: Chúng tôi xây dựng một tổ chức trên cơ sở hướng tới hạnh phúc của nhân viên và đối tác
Truyền cảm hứng: Chúng tôi hành động để truyền được cảm hứng cho cộng đồng chung tay bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam
Chúng tôi làm việc trên thực địa để trực tiếp làm công tác bảo tồn và giải quyết việc mất môi trường sống và các loài động thực vật hoang dã
Chúng tôi hỗ trợ các sáng kiến về bảo tồn của cộng đồng để đảm bảo hiệu quả lâu dài khi áp dụng phương pháp tiếp cận và phát triển cộng đồng dựa vào nội lực (ABCD)
Chúng tôi tham gia vào quá trình vận động chính sách tại địa phương về những mục tiêu phù hợp với chuyên môn nhằm bổ sung thông tin và tác động đến những quyết định để đạt được các kết quả tích cực cho bảo tồn
Chúng Ta Làm Gì
Các Hoạt Động Tại Greenviet
Những hoạt động tại Greenviet
Trung tâm GreenViet đã có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn Đa dạng Sinh học. Với mục tiêu và sứ mệnh rõ ràng, Trong suốt thời gian qua Trung tâm đã vận động được sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng, Tình nguyện viên, nhà báo, nhà khoa học, vận động chính quyền,… để thúc đẩy công tác bảo tồn ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên mạnh mẽ hơn.
Follow us