NHÂN SỰ  CỦA CHÚNG TÔI

HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

Trung tâm Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh được hỗ trợ bởi một ban cố vấn gồm các nhà khoa học và nhà quản lý uy tín, bao gồm:  

  • GS. TS. Lê Vũ Khôi (Chủ tịch hội đồng): Nguyên trưởng ban hoa học công nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội 
  • TS. Võ Văn Minh (Phó chủ tịch): Trưởng khoa Sinh Môi Trường, trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng
  • TS. Hoàng Minh Đức: Phó viện trưởng, Viện sinh thái học Miền Nam
  • ThS. Huỳnh Phước: Phó chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa Học và Kỹ Thuật thành phố Đà Nẵng
  • ThS. Hoàng Sơn Trà: Phó phòng Văn Hóa Xã Hội, UBND thành phố Đà Nẵng

CÁN BỘ TRUNG TÂM

Trung tâm tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn kết, gắn bó với công việc và có cùng chung mong muốn góp phần vào sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam.

HÀ THĂNG LONG

Tiến sĩ sinh thái học

Chủ tịch hội đồng sáng lập

Long hiện làm việc với Hội động vật học Frankfurt. Long bắt đầu làm việc trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên từ năm 1999 với Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng, Vườn quốc gia Cúc Phương. Năm 2009, Long kết thúc chương trình học nghiên cứu sinh về sinh thái học động vật tại Selwyn College, University of Cambridge, UK. Công việc nghiên cứu thực địa tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Gia Lai đã đưa Long gặp các bạn trẻ đầy nhiệt huyết và rất yêu thiên nhiên như Tịnh, Vỹ, Bảo. Từ đó hình thành nên ý tưởng xây dựng một trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học tại Miền Trung. Mong ước của Long là được cùng với cộng đồng chung tay bảo vệ các cánh rừng nguyên sinh và các loài động vật hoang dã cho các thế hệ mai sau.

Vỹ tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đà Nẵng chuyên ngành Sư phạm Sinh – Môi trường năm 2006. Tính đến nay Vỹ đã có 6 năm kinh nghiệm công tác tại Dự án bảo tồn Thú linh trưởng Miền Trung – Tây Nguyên của Hội động vật học Frankfurt (CHLB Đức). Vỹ không chỉ một nghiên cứu viên giỏi mà còn là một người có tố chất lãnh đạo, quản lý. Vỹ từng giữ chức vụ Bí thư Liên chi đoàn khoa Sinh – Môi trường trong thời sinh viên, Trưởng nhóm nghiên cứu thực địa của dự án bảo tồn Voọc chà vá chân xám tại VQG Kon Ka Kinh, Gia Lai, và là Sáng lập viên nhóm từ thiện Hand In Hand và CLB yêu thiên nhiên & môi trường thành Đà Nẵng.

TRẦN HỮU VỸ

Thạc sĩ sinh thái học

Giám đốc

Lê Thị Trang

Kỹ sư Môi trường

Trang tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Đà Nẵng năm 2009 ngành Công nghệ môi trường, nhưng vì yêu thích các hoạt động bảo tồn nên đã bắt đầu tham gia tình nguyện cho các hoạt động bảo vệ động vật hoang dã tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2007. Sau khi tốt nghiệp, Trang làm việc trong nhóm dự án Mac Arthur khu vực miền Trung – Tây Nguyên của Trung tâm Giáo dục thiên (ENV), phụ trách khu vực từ Quảng Trị đến Gia Lai, nghiên cứu các hoạt động săn bắt buôn bán động vật hoang dã, và kết hợp với cơ quan chức năng tổ chức các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Từ tháng 4 năm 2013, Trang về với GreenViet với mong muốn đóng góp công sức và kinh nghiệm để phát triển các chiến lược truyền thông bảo tồn Đa dạng sinh học trong khu vực, mở đầu với Chiến dịch bảo tồn loài Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) tại bán đảo Sơn Trà.

Tịnh từng là thành viên chương trình nghiên cứu tập tính sinh thái vọoc chà vá chân xám ở Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai từ năm 2006 – 2009. Sau đó Tịnh tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực quản lý trong chương trình bảo tồn thú linh trưởng Việt Nam của Hội động vật học Frankfurt, Đức. Tịnh cũng từng tham gia chương trình điều tra săn bắt và buôn bán động vật hoang dã khu vực Miền Trung -Tây Nguyên của Trung tâm Giáo dục Thiên Nhiên Việt Nam (ENV).

Nguyễn Thị Tịnh

Thạc sĩ Sinh thái học

Quản lý Trung tâm Giáo dục Trải nghiệm thiên nhiên Nature Dance

Hoàng Quốc Huy

Thạc sĩ Sinh học

Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và Quản lý dự án

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế 2010, sau thời gian 2 năm làm giáo viên THPT ở Quảng Bình, vì đam mê nghiên cứu khoa học Huy học tiếp chương trình Cao học chuyên nghành Động vật học – trường ĐHSP Huế (2012-2014). Huy làm việc ở GreenViet từ tháng 12.2014 và đã tham gia các chương trình điều tra Lưỡng cư – Bò sát tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), huyện K’Bang (Gia Lai) và huyện Bắc Ái (Ninh Thuận). Công việc thực địa của anh bao gồm phỏng vấn cộng đồng, nghiên cứu ban đêm, chụp hình, xử lý và bảo quản mẫu vật, xác định loài và viết báo cáo.

Hương tốt nghiệp ngành Sư phạm sinh học và thạc sĩ ngành Thực vật học tại trường Đại học Sư phạm Huế. Hiện nay, Hương đang là nghiên cứu sinh ngành Quản lý tài nguyên rừng tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Từ năm 2018, Hương đã đồng hành cùng GreenViet với vị trí là Phó phòng Nghiên cứu khoa học và Quản lý dự án, nhận nhiệm vụ điều phối và thực hiện các dự án bảo tồn dựa vào cộng đồng. Bên cạnh đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án, Hương mong muốn hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển tốt sinh kế, phát huy các giá trị văn hóa bản địa của người dân địa phương nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Hương hy vọng sẽ gắn bó lâu dài cùng GreenViet cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn tài nguyên thiên và đa dạng sinh học ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Nguyễn Thị Thiên Hương

Thạc sĩ Thực vật học

Cán bộ nghiên cứu khoa học
và quản lý dự án

Trương Thị Thùy Dung

Trưởng phòng Hành chính – Kế toán
kiêm Kế toán trưởng

Dung tốt nghiệp đại học Kinh tế Huế năm 2013, có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức phát triển về các lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển cộng đồng, phát triển bền vững về môi trường, sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học. Tham gia vào đội ngũ GreenVieet, Dung mong muốn cùng team GreenViet góp phần vào sự nghiệp bảo tồn hệ sinh thái và các loài động thực vật nguy cấp tại Việt Nam.

Diệu Hồng tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng và đã có hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức phát triển. Hồng yêu thiên nhiên, động vật và muốn đóng góp sức mình cho bảo tồn thiên nhiên. Vì thế, trở thành một thành viên của Greenviet là mong muốn và niềm tự hào của Hồng để hiện thực hóa mong ước bảo tồn thiên nhiên ở Miền Trung và Tây Nguyên.

Nguyễn Thị Diệu Hồng

Kế toán

Kiều tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường năm 2018. Vào năm 2016, Kiều may mắn được trở thành 1 mảnh ghép của Khóa tập huấn Bảo tồn thú linh trưởng Việt Nam, nơi Kiều bắt đầu hành trình tham gia vào các hoạt động bảo tồn thiên nhiên. Kiều là thành viên xây dựng Trung tâm giáo dục trải nghiệm thiên nhiên đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng. Đến với GreenViet Kiều mong muốn được tô thêm sắc xanh và đa dạng nguồn lực cho công tác bảo tồn thiên nhiên.

Lương Thị Kim Kiều

Cán Bộ Phát triển

Nguyễn Văn Linh

Kỹ sư tài nguyên rừng

Cán bộ phòng Nghiên cứu khoa học
và Điều phối Dự án một triệu cây xanh

Linh tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2014, sau 5 năm hoàn thành nghĩa vụ Đội viên Thanh niên xung phong, Linh quay trở lại với ước mơ còn dang dở khi còn trên ghế giảng đường Đại học đó là cống hiến cho ngành Lâm nghiệp và môi trường tại các tổ chức phi chính phủ. Đến với GreenViet, Linh đã  đốt cháy sự nhiệt huyết của tuổi trẻ với tình yêu thiên nhiên, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến với cộng đồng.

Siu tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm, đại học Huế, chuyên ngành sư phạm Địa lý (tháng 6/2019). Cậu là người dân tộc Xê Đăng sống ở Kon Tum, thấy cây rừng và các loài động vật hoang dã bị chính người dân địa phương bị săn bắt, chặt phá nhiều. Nhận thức được điều đó là sai trái và các loài động thực vật sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng nếu không bảo vệ. Với lòng yêu thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn rừng quê nhà mãi xanh, A Siu đã từ bỏ công việc trở thành thầy giáo, để theo đuổi sứ mệnh bảo tồn cùng GreenViet.

A Siu

Cử nhân khoa Sư phạm Địa lý

Cán bộ phòng Nghiên cứu khoa học
và Quản lý dự án

Hoàng Tiểu Hạ

Cán bộ điều phối dự án “Quỹ bảo tồn”

Hạ tốt nghiệp Đại học Kinh tế Huế năm 2011 và đã có hơn 9 năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức NGO. Kinh nghiệm làm việc cho tổ chức World Vision Việt Nam đã giúp Hạ có được một nền tảng vững chắc khi đảm nhiệm vị trí Điều phối dự án “Quỹ Bảo tồn”. Đến với GreenViet và thông qua dự án Quỹ Bảo tồn, Hạ mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho hành trình bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường bền vững,mong muốn được nối dài cánh tay trong hành trình “Hồi sinh đa dạng sinh học Việt Nam”.

Thủy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TPHCM. Từ nhỏ Thủy đã thích khám phá tự nhiên, đi chơi với các em nhỏ và kể cho mọi người nghe những loài cây mà mình biết. Vì thế khi lớn lên, trở thành Cán bộ giáo dục trải nghiệm thiên nhiên là công việc mơ ước của Thủy. Ngày ngày được cùng các em học sinh, các bạn trẻ hay là cả người lớn biết yêu thêm một loài vật, được cười vui vẻ trong tự nhiên là hạnh phúc của Thủy.

Thủy mong rằng sẽ cùng team GreenViet tiếp tục lan tỏa những hạnh phúc ấy đến cho mọi người thông qua các chương trình giáo dục trải nghiệm thiên nhiên bổ ích và lý thú.

Nguyễn Thị Thu Thủy

CN chuyên ngành Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường

Cán bộ giáo dục của Trung tâm Giáo dục

Trải nghiệm thiên nhiên Nature Dance

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP

Đinh Thanh Hương

Thạc sĩ Giáo dục

Hương tham gia GreenViet ngay từ những ngày đầu mới thành lập, phụ trách vị trí nhân viên hành chính tổng hợp kiêm hỗ trợ các dự án giáo dục. Hương cũng từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến bảo tồn thiên nhiên như làm tình nguyện viên cho dự án Nhiệt Huyết, trung tâm Giáo dục thiên nhiên ENV Việt Nam, thực tập sinh tại Tổ chức bảo tồn chim biển SANCCOB tại Nam Phi…  Hương vừa tốt nghiệp thạc sĩ ngành giáo dục và công nghệ tại trường Đại học Oulu, Phần Lan vào tháng 10/2016. Hiện nay Hương đang hỗ trợ và tham vấn GreenViet ở mảng truyền thông và giáo dục thiên nhiên. Trong thời gian đến Hương mong muốn trở thành một chuyên gia thiết kế giáo dục, chú trọng đến giáo dục vì sự phát triển bền vững, để đóng góp hiệu quả cho sự thành công của GreenViet trong việc bảo tồn thiên nhiên Việt Nam.

Hoàng Văn Chương

Thạc sĩ Sinh thái học

Chương tốt nghiệp thạc sĩ ngành Sinh thái học và là một thành viên trong hội đồng sáng lập, gây dựng Trung tâm GreenViet từ những ngày đầu tiên năm 2012. Với mong muốn thực hiện hóa giấc mơ “Người Việt có thể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Việt”, Chương trở về nước và đóng góp cho GreenViet trong giai đoạn 2017-2019. Chương đã cùng nhóm gây quỹ vận động các doanh nhân và cá nhân người Việt đóng góp nguồn quỹ xây dựng Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Sơn Trà đầu tiên của thành phố Đà Nẵng tại 70 Lý Tử Tấn, Đà Nẵng. Từ tháng 9/2019, Chương có kế hoạch tiếp tục chương trình nghiên cứu ở nước ngoài nên sẽ hỗ trợ GreenViet với vai trò thành viên hội đồng sáng lập.

Tâm từng tham gia chương trình nghiên cứu và bảo tồn loài Chà vá chân xám tại VQG Kon Ka Kinh năm 2007 – 2009. Sau đó Tâm nghiên cứu vùng phân bố và tập tính của loài Chà vá chân đen tại Hòn Hèo, Khánh Hòa. Tâm cũng đã từng tham gia các chương trình điều tra giám sát thú linh trưởng và thú nhỏ; và chương trình tập huấn về điều tra giám sát đa dạng sinh học cho kiểm lâm. Ngoài ra Tâm còn có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH cho người dân địa phương.

Nguyễn Ái Tâm

Thạc sĩ Sinh thái học

Trần Ngọc Sơn

Thạc sĩ Sinh thái học

Sơn hiện đang là giảng viên khoa Sinh-Môi trường, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng. Sơn có kinh nghiệm điều tra khảo sát đa dạng sinh học. Sơn còn có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức và hướng dẫn tập huấn về linh trưởng cho sinh viên.

Jonathan đã thực hiện đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của mình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần vi sinh vật học trong hệ tiêu hóa của loài chà vá chân nâu” dưới dự hỗ trợ của các cán bộ Trung tâm GreenViet. Sau thời gian hợp tác, Jonathan quyết định tham gia trở thành một thành viên của trung tâm trong giai đoạn đầu tiên.

Tiến sĩ Jonathan B.Clayton