TỔNG HỢP Q&A – PHIÊN GIẢI ĐÁP THÔNG TIN SỐ 1 VÀ 2
Gói hỗ trợ tài chính cho các tổ chức xã hội là một hợp phần quan trọng nằm trong dự án “Quỹ bảo tồn động thực vật hoang dã Việt Nam” được đồng tài trợ bởi Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và triển khai khởi trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học GreenViet, phối hợp cùng tổ chức GSI. Gói hỗ trợ tài chính đã chính thức khởi động và đem đến cơ hội củng cố tài chính cho các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường bền vững tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.
Phiên thông tin số 1
Ngày 29/07 vừa qua, Ban điều phối dự án đã tổ chức thành công Phiên thảo luận, giải đáp thông tin số 1 về Gói hỗ trợ tài chính thông qua nền tảng Zoom Meeting. Phiên giải đáp có sự tham gia của các tham vấn viên từ phía dự án cùng 64 đại biểu đến từ nhiều tổ chức xã hội khác nhau. Dưới đây là phần Q&A đã được tổng hợp và giải đáp:
Q1: Chúng tôi là CBO ở Nghệ An thì có thể tham gia Gói tài trợ này được không?
A1: Có. Tuy nhiên, vui lòng kiểm tra bản hướng dẫn mục 2.1 để chắc chắn CBO của anh/chị có phù hợp với các tiêu chí bắt buộc không.
Q2: Các dự án nhận hỗ trợ có cần thủ tục đăng kí với địa phương không?
A2. Chúng tôi có thể hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm hoặc cung cấp một số giấy tờ trong khả năng (Quyết định phê duyệt dự án)
Q3: Chúng tôi là nhóm dựa vào cộng đồng chưa đăng ký pháp nhân, có thời gian hoạt động chưa đủ 2 năm, vậy có được xem là đối tượng tham gia đề xuất không?
A3: Không, bạn có thể kiểm tra lại bản hướng dẫn mục 2.1
Q4: Gói hỗ trợ kinh phí phân bổ đều hay có sự ưu tiên dành cho 1 số lĩnh vực trọng tâm?
A4: Không. Chúng tôi không có sự ưu tiên nào cho các lĩnh vực trọng tâm miễn là bạn đảm bảo đáp ứng đủ tiêu chí trong bản hướng dẫn mục 1.2
Q5: Dự án có hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý tài chính cho những tổ chức NGO mới thành lập gần đây?
A5: Không, bạn vui lòng tham khảo bản hướng dẫn 2.1 ( một tổ chức/ sáng kiến phải hoạt động tối thiểu 2 năm trước khi ký hợp đồng)
Q6: Một tổ chức địa phương có thể cùng tham gia với vai trò là đối tác trong đề xuất nhóm 2 và là đơn vị đề xuất nhóm 1 không? Hai đề xuất này có thể cùng phục vụ 1 đề xuất chung không (co-funding)?
A6: Có
Q7: Một dự án cộng đồng trong một doanh nghiệp xã hội có được phép tham gia vào gói hỗ trợ tài chính của Dự án Quỹ Bào tồn không?
A7: Không, bạn có thể tham khảo bản hướng dẫn mục 2.1
Q8: Khi lập một dự án về thu gom rác thải nhựa vùng biển tại địa phương, chúng tôi rất khó tiếp cận với chính quyền địa phương để được hỗ trợ về đất đai và sinh hoạt trong dài hạn, xin hỏi có kinh nghiệm gì trong trường hợp này giúp cho những kế hoạch về môi trường trở thành hiện thực?
A8: Chúng tôi có thể hỗ trợ ở việc chia sẻ kinh nghiệm liên quan nếu có, hoặc kết nối với đối tác phù hợp ở những địa phương mà chúng tôi có mối quan hệ tốt.
Vui lòng liên hệ với dự án để chia sẻ thêm sau buổi Giải đáp.
Q9: Có yêu cầu gì cụ thể cho doanh nghiệp khi yêu cầu tổ chức nộp đề xuất phải phối hợp với một doanh nghiệp? Nếu nộp đề xuất bằng tiểng Anh, có được ưu tiên không?
A9: Không. đối với Gói kêu gọi đề xuất này, hợp tác với doanh nghiệp được ưu tiên nhưng không bắt buộc.
Không có ưu tiên về ngôn ngữ được chọn cho (các) đơn đăng ký, nhưng phần tóm tắt phải bằng tiếng Anh.
Q10: Dự án có được thực hiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế không?
A10: Có. Hoàn toàn đủ điều kiện nộp hồ sơ
Q11:Có những ưu tiên chính nào trong gói hỗ trợ tài chính? Xin cho biết rõ hơn về yêu cầu kinh nghiệm của tổ chức nộp đề xuất gói hỗ trợ
A11: Không, vui lòng xem lại câu trả lời A4
Yêu cầu duy nhất là tổ chức/đội nhóm đó phải có ít nhất 2 năm vận hành trước khi ký hợp đồng nhận tài trợ
Q12. Liệu có thể apply một gói quỹ nhỏ khoảng 20-25 triệu được không?
A12. Không được. Vui lòng xem lại Tài liệu hướng dẫn nộp đề xuất mục 1.3
Q13. Chúng tôi muốn lập một khu vườn bảo tồn cây thuốc Nam tại Hoà Nhơn, Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng. Dự án này có được nhận hỗ trợ không?
A13. Đủ điều kiện nộp hồ sơ. Xin vui lòng xem thêm Tài liệu hướng dẫn mục 2.1.3
Q14. Tổ chức đoàn Thanh niên của Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị có được xem là đối tượng đề xuất thuộc nhóm 2 hay không (vì có dấu tư cách pháp nhân riêng)?
A14. Vui lòng xem lại phần Tài liệu hướng dẫn, mục 2.1
Q15. Việc đề xuất mô hình trồng rừng ngập mặn với đa mục tiêu: ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ sinh kế cộng đồng, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao nhận thức cho người dân có được xem xét là dự án có mức độ ưu tiên cao đối với các yêu cầu của gói hay không?
A15. Không được xếp mức độ ưu tiên hơn. Vui lòng xem lại câu trả lời A4.
Q16. Các tổ chức/đội nhóm hoạt động dưới 1 năm có được tham gia gói không?
A16. Không, vui lòng xem lại Tài liệu Hướng dẫn, mục 2.1
Q17. Xin hỏi hỗ trợ kinh phí cho các nghiên cứu về Biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học thuỷ sản không?
A17. Có, xem thêm Tài liệu hướng dẫn mục 2.1.3.
Q18. Tổng ngân sách tối đa gói có thể tài trợ (trong đó chi phí quản lý sẽ chiếm bao nhiêu % của tổng ngân sách dự án cho phép)?
Các hạng mục chi phí gói có thể hỗ trợ (ví dụ có thể hỗ trợ cả phần cứng, phần mềm hay chỉ tập trung vào phần mềm như đào tạo năng lực)?
Có thể hỗ trợ để hoàn thiện các dự án đang thực hiện không hay chỉ hỗ trợ các dự án mới?
A18. Chi phí gián tiếp/Chi phí quản lý là không hợp lệ.
Vui lòng xem thêm Tài liệu hướng dẫn mục 2.1.4 về chi phí hợp lệ và không hợp lệ
Không, chúng tôi chỉ hỗ trợ dự án mới.
Q19. Dự án có thể nói rõ hơn cách thức phân bổ kinh phí, các khoản mục thông tin của dự án không? Ngân sách phân bổ theo quý, kỳ hay theo nội dung hoạt động, thời hạn báo cáo là bao lâu? Thời gian và số tiền được tạm ứng cho các hoạt động (hay chuyển tiền theo kế hoạch hoạt động….)
A19. Vui lòng xem lại câu A18 và Tài liệu hướng dẫn mục 1.3
Q20. Cá nhân làm nghiên cứu và bảo tồn có được tài trợ không?
A20. Vui lòng xem thêm Tài liệu hướng dẫn mục 2.1 và câu A17
Q21. Hiện dự án chúng tôi đã triển khai 6 tháng đầu năm 2021 tại TP Đà Nẵng và muốn trong thời gian tới thực hiện thí điểm tại 1 tỉnh Tây Nguyên cụ thể là Khu vực Măng Đen huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có phù hợp với tiêu chí của gói tài trợ không?
A21. Vui lòng xem câu trả lời A18
Q22. Trung tâm CELC-DAU thuộc đối tượng không có pháp nhân nhưng trực thuộc trường Đại học và có quyết định thành lập thì thuộc Nhóm 1 hay Nhóm 2
A22. Vui lòng đọc Tài liệu hướng dẫn mục 2.1
Q23. Chúng tôi có thể yêu cầu hỗ trợ tối đa là bao nhiêu?
A16. Vui lòng xem lại Tài liệu Hướng dẫn, mục 1.3
Q24. Mức độ ưu tiên mà Quỹ hướng đến các dự án: Ví dụ ưu tiên cho các dự án bảo tồn loài, hay nâng cao nhận thức, hay sinh kế cho người dân.
A24. Không có lĩnh vực ưu tiên. Vui lòng xem lại câu A2 và Tài liệu hướng dẫn mục 1.2
Q25. Gói hỗ trợ có giới hạn địa bàn thực hiện hoạt động của đề xuất hay không? Ví dụ tối thiểu là bao nhiêu xã, tối đa bao nhiêu xã, giới hạn số người tiếp cận hoạt động là bao nhiêu
A25. Có giới hạn địa bàn thực hiện hoạt động của đề xuất (miền Trung và Tây Nguyên), nhưng không yêu cầu về số lượng xã và không giới hạn số người tiếp cận hoạt động. Vui lòng xem Tài liệu hướng dẫn (Phụ lục A), mục 2.1.3
Q26: Mình là cá nhân đến từ Ninh thuận. Xin hỏi trong điều lệ ban đầu của chương trình hỗ trợ., có điều khoản cuối là cá nhân hay tổ chức phải đã hoạt động tối thiểu 2 năm trước khi ký Hợp đồng tài trợ. Xin giải thích thêm về điều khoản này, mình chỉ có 1 kế hoạch cho môi trường biển quê mình và chưa tiến hành thực hiện bao giờ.
A26: Dự án yêu cầu tối thiểu 2 năm kinh nghiệm cho gói tài trợ. Vì gói tài trợ khá cao hơn 100 triệu nên dự án cần những tổ chức có kinh nghiệm hoạt động để đảm bảo kết quả của các hoạt động. Tuy nhiên, anh/chị có thể liên hệ với một tổ chức đã hoạt động ít nhất 2 năm để hợp tác thực hiện dự án.
Q27: Khi bắt đầu 1 dự án (ở 1 vùng vườn quốc gia- lân cận vùng VQG Núi Chúa-Ninh thuận) thì việc bắt đầu kết nối với các tổ chức địa phương sẽ bắt đầu như thế nào ạ?
A27: Dự án sẽ hỗ trợ về tài chính và kĩ thuật thực hiện. Thêm vào đó, nếu có mối quan hệ dự án sẽ hỗ trợ, tuy nhiên dự án không thể hỗ trợ trực tiếp quá trình thực hiện.
Q28: Ví dụ bên em là tổ chức NGO thì đơn vị đối tác cùng thực hiện hoạt động là cơ quan nhà nước ví dụ như VQG Pù Mát thì có được không và có cần lưu ý gì không ạ?
A28: Hoàn toàn được. Phía anh chị là đơn vị nộp đề xuất và phía cơ quan nhà nước là đối tác
Q29: Có quy định bao nhiêu phần trăm cho chi phí nhân sự và bao nhiêu cho các chi phí hành chính, tổ chức?
A29: Không có yêu cầu cụ thể. Đó là trách nhiệm của người nộp đề xuất để đảm bảo Bản Ngân sách của mình hợp lý và cân đối nhất.
Q30: Doanh nghiệp có thể nộp đề xuất không ạ?
A30: Doanh nghiệp không thể nộp đề xuất nhưng có thể tham gia với các đơn vị khác với vai trò đối tác.
Q31: Bao nhiêu dự án sẽ được chấp nhận trong vòng đầu, có phải chỉ là 4 thôi không?
A31: Đúng, chỉ 4 dự án được chấp nhận trong đợt này, trong đó có 2 dự án cho tổ chức/hội/nhóm chưa có tư cách pháp nhân, và 2 dự án cho các bên tổ chức/hội/nhóm có tư cách pháp nhân.
Q32: Giả sử một đơn vị được nhận gói hỗ trợ đợt 1 có thể tiếp tục nộp với gói hỗ trợ đợt 2 và có được ưu tiên gì không ạ?
A32: Tổ chức có thể nộp hồ sơ đợt 2. Tuy nhiên, không có mức độ ưu tiên.
Q33: Các cộng đồng bảo vệ rừng của người dân thì có thể đăng kí đề xuất này hay không? việc chứng minh 2 năm thì như thế nào cho các cộng đồng?
A33: Hoàn toàn có thể nộp đề xuất. Các anh/chị có thể chứng minh thời gian hoạt động ít nhất hai năm của mình thông qua các bài báo, fanpage, website, vv… Căn cứ vào đó BTC sẽ đánh giá về quá trình hoạt động của dự án.
Q34: Nếu đơn vị hợp tác là VQG, khu bảo tồn mà họ trực tiếp cùng cán bộ dự án thực hiện hoạt động tại địa bàn thì mình có được chi trả các khoản hỗ trợ đi lại, ăn uống, liên lạc hay không khi mà trong phần kinh phí có ghi chú không hỗ trợ nhân viên cơ quan công quyền?
A34: Cơ quan nhà nước là đối tác thực hiện hoạt động, chi phí trực tiếp liên quan chi cho đơn vị đối tác là được chấp nhận, chúng tôi chỉ không trả lương cho các cán bộ nhà nước mà thôi.
Q35: Tôi đang học Nghiên cứu sinh ở Trường Đại học Lâm nghiệp Saint Peteburg (Russia), hiện đang công tác ở Viện Nông nghiệp và Môi Trường, Đại học Quảng Bình; mình muốn viết đề xuất để phối hợp với nhóm thiện nguyện ở Thạch Hóa, Đồng Hóa huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình về hỗ trợ người dân trong công tác bảo tồn Vooc gáy trắng và hỗ trợ mô hình sinh kế cho dân tộc thiểu số cho cộng đồng sống ở xung quanh môi trường sống của họ. Vậy chúng tôi có được viết đề xuất không?
A35: Có. Anh/chị có thể viết đề xuất dự án để được hỗ trợ.
Q36: Cám ơn vì BTC đã tổ chức sự kiện hữu ích này. Tên tôi là Surabhi. Tôi có câu hỏi là có phải dự án bắt buộc phải là dự án mới? Ví dụ như dự án của chúng tôi đã đi vào hoạt động nhưng chúng tôi muốn nâng cao nhận thức vì vậy chúng tôi tạo những chiến dịch để đảm bảo cho việc thiết kế sản phầm, tổ chức những sự kiện và hội thảo. Chúng tôi vẫn có thể nộp hồ sơ vào gói hỗ trợ tài chính này chứ?
A36: BTC sẽ hỗ trợ với những dự án mới, còn những dự án đã đi vào hoạt động chúng tôi không thể hỗ trợ.
Q37: BTC cho em hỏi là việc chấm chọn đề xuất là chỉ dựa trên hồ sơ đề xuất và không có phần pitching phải không ạ?
A37: BTC chỉ chấm điểm dựa trên hồ sơ nộp đề xuất chứ không có pitching. Nếu cảm thấy thật sự cần thiết thì chúng tôi có thể khảo sát thêm tại địa điểm thực hiện hoạt động.
Q38: Rất mong BTC cũng cung cấp tính pháp lý của dự án này đã được phê duyệt theo quy định của luật pháp, địa bàn tại miền trung và tây nguyên thì cần phê duyệt?
A38: Dự án đã được phê duyệt tại Đà Nẵng. Do đó, nếu được nhận tài trợ thì không cần xin phê duyệt một lần nữa tại địa phương. Chúng tôi có thể tư vấn thêm hoặc cung cấp Giấy chứng nhận phê duyệt của dự án để hỗ trợ.
Q39: Nhóm em là nhóm thanh niên, có nghĩa là chưa có tư cách pháp nhân, nên thuộc nhóm 1 đúng không ạ?
A39: Đúng vậy. Đồng thời nhóm cần đảm bảo yêu cầu về kinh nghiệm 2 năm nữa nhé.
Q40: Theo tôi biết thì dự án EU nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho các tổ chức CSO khu vực miền Trung, vậy ngoài việc hỗ trợ tài chính thì GreenViet/GSI/dự án EU sẽ hỗ trợ sub-grantees như thế nào trong quá trình thực hiện dự án?
A40: BTC sẽ hỗ trợ về tài chính và kĩ thuật như lên kế hoạch, triển khai dự án và về mặt hành chính thông qua hoạt động tập huấn hoặc coaching. Ngoài ra, chúng tôi cũng có tổ chức sự kiện kết nối doanh nghiệp với phía các bên tổ chức xã hội để tăng cường mối quan hệ và cơ hội hợp tác giữa các bên.
Q41: Nhóm em có tên là nhóm Nghiên cứu Phát triển cộng động bền vững QBU, thành viên của nhóm là tập hợp các anh chị em Giảng viên trường Đại học Quảng Bình những người chung sở thích, đam mê và chung mối quan tâm đến phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường, nhóm đã tập hơp từ năm 2014 (không có tư cách pháp nhân), chúng tôi đã tham gia rất nhiều hoạt động tình nguyện, thiện nguyện, kết nối các hoạt động tình nguyện, nhánh nhỏ của các dự án triển khai tại địa phương Quảng Bình… Chúng tôi đang thắc mắc, nhóm có được xếp vào Nhóm 1 hay không?
A41: Có, nhóm nghiên cứu của bạn vẫn thuộc đối tượng nhóm 1 của dự án.
Q42: Mình vừa thấy có câu trả lời là doanh nghiệp không được nộp đề xuất, vậy doanh nghiệp xã hội thì có được nộp đề xuất không?
A42: Không. Doanh nghiệp xã hội không được nộp đề xuất cho gói hỗ trợ tài chính này. Tuy nhiên, Doanh nghiệp xã hội có thể tham gia với tư cách đối tác với 1 tổ chức/hội/nhóm khác.
Q43: Cho em hỏi là mình làm bên truyền thông môi trường thì có được không?
A43: Bạn đọc thêm Tài liệu hướng dẫn mục 2.1.3 để cân nhắc các hoạt động cho phù hợp với gói tài trợ nhé.
Q44: Nếu một doanh nghiệp xã hội và một tổ chức CSO hoạt động chưa tới 1 năm kết hợp với nhau thì có đủ điều kiện để apply không ạ?
A44: Tổ chức/hội/nhóm nộp đề xuất phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm hoạt động. Gói hỗ trợ này không có quy định số năm kinh nghiệm đối với phía đối tác. Vui lòng đọc thêm Hướng dẫn nộp đề xuất, mục 2.1
Q45: Nếu đề xuất được chấp nhận, có kế hoạch nào để đẩy nhanh việc giải ngân trong dự án không?
A45: Không thể thay đổi vì dự án phải đi theo quy trình cũng như điều lệ của dự án đã đặt ra.
Q46: Theo yêu cầu thì các NGOs/CBOs phải có hai năm kinh nghiệm hoạt động. Tuy nhiên, có rất nhiều tổ chức xã hội trẻ hoạt động trong lĩnh vực môi trường một cách đam mê và đầy nhiệt huyết. Vậy, BTC có thể xem xét những trường hợp này được không?
A46: Một tổ chức không xác định và không có kinh nghiệm là điều cần lưu ý của chúng tôi khi xét tuyển hồ sơ. Là một ứng viên, chúng tôi có trách nhiệm với bạn vì vậy nó phải là 2 năm kinh nghiệm. Hy vọng rằng bạn có thể hợp tác với bất kỳ tổ chức nào khác để làm việc cùng nhau như một đối tác.
Q47: Giấy chứng từ chứng minh hoạt động của tổ chức phải gửi bằng ngôn ngữ nào?
A47: Bạn có thể gửi đến BTC bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt.
Phiên thông tin số 2
Ngày 12/08 vừa qua, Ban điều phối dự án đã tổ chức thành công Phiên thảo luận, giải đáp thông tin số 2 về Gói hỗ trợ tài chính thông qua nền tảng Zoom Meeting. Phiên giải đáp có sự tham gia của các tham vấn viên từ phía dự án cùng 33 đại biểu đến từ nhiều tổ chức xã hội khác nhau. Dưới đây là phần Q&A đã được tổng hợp và giải đáp:
Q48: Nếu được duyệt đề xuất thì lúc nào sẽ bắt buộc thực hiện dự án và bao lâu sẽ buộc kết thúc để đánh giá tính hiệu quả và quyết định hỗ trợ tiếp hay không ạ?
A48: Vui lòng xem thêm phụ lục A – Hướng dẫn nộp đề xuất mục 2.1.3 và 2.5
Q49: Hai phần mô tả các hoạt động lặp lại 2 lần trong Mẫu nộp đề xuất, BTC có thể nói rõ hơn về hoạt động mà chúng tôi sẽ phải điền (Mục 2 & 3 trong phụ lục B)
A49: Mục số 2: Mô tả dự án không phải liệt kê hoạt động mà phần lớn nói về mục tiêu chung của đề xuất. Ở đây có phần giá trị cộng thêm: Một số tác động thêm mà dự án của bạn hướng tới bên cạnh đối tượng chính của đề xuất (hỗ trợ thanh niên, bình đẳng giới, v.v. Đây là phần mà BTC sẽ cân nhắc để chấm thêm điểm cho dự án của bạn theo như thang đánh giá ở phụ lục A)
Mục số 3: Liên quan đến các hoạt động cụ thể của đề xuất. Phần này, các bạn sẽ ghi rõ chi tiết và cụ thể hơn các hoạt động của dự án.
Q50: Trong kế hoạch hỗ trợ cho các tổ chức được tài trợ (apply thành công) của GreenViet, có thiết kế các khoá đào tạo training online cho các tổ chức? Mô tả các hoạt động, chi tiết đến mức độ nào? có áp dung SMART ở đây không?
A50: Sau khi các nhóm Dự án được hỗ trợ, Quỹ Bảo tồn sẽ hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật:
+ Tập huấn về quản lý tài chính và dự án
+ Quá trình hỗ trợ huấn luyện viên (coaching) đi theo suốt nhóm/tổ chức trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án
Tiêu chí SMART: khuyến khích áp dụng tiêu chí SMART trong các câu trả lời của Đơn nộp đề xuất, tuy nhiên phải căn cứ độ dài tối đa của từng phần nên cố gắng hài hoà các chi tiết để vừa đáp ứng yêu cầu về độ dài vừa thể hiện được sự hiệu quả của đề xuất.
Q51: Tôi đến từ Khoa Thuỷ Sản, Trường ĐH Nông Lâm, Đại Học Huế? Tôi đang muốn viết một đề xuất về bảo tồn đa dạng sinh học các loài thuỷ sản nước ngọt tại Đà Nẵng. Vậy tôi có được apply dự án này không?
A51: Với tư cách cá nhân thì không đúng đối tượng cho dự án nộp đề xuất. Nếu anh chị là tập hợp nhóm giảng viên của một tổ chức hoặc trường học thì có thể viết dự án.
Xin mời đọc thêm phần phụ lục A mục 2.1.1 để có thể kiểm tra xem nhóm của mình có đáp ứng đủ các điều kiện hay không.
Q52: Xin nhà tài trợ cho biết định mức ngày công cho xây dựng các hoạt động dựa vào định mức nào/tổ chức nào vậy?
A52: Các khoản chi tiêu tuân thủ theo quy định của GreenViet và luật kế toán Việt Nam. GreenViet không có quy định về định mức ngày công trong xây dựng đề xuất. Tuy nhiên chúng tôi sẽ xem xét xem các chi phí này có hợp lý và đảm bảo tiêu chí như thang điểm đánh giá hay không.
Q53: Thực hiện về môi trường, lại liên quan đến bình đẳng giới, và mô hình hợp tác công tư là như thế nào?
A53: Đây là các giá trị cộng thêm của dự án của bạn. Nếu bạn không có giá trị cộng thêm trong dự án thì bạn không cần phải điền vào khi viết về hoạt động của bạn. Tuy nhiên, trong phần thang điểm đánh giá ở phụ lục A, phần này cũng được chấm điểm, do vậy bạn nên cân nhắc thêm có đầu tư vào câu này hay không.
Q54: Đơn nộp đề xuất gói tài chính cho dự án chỉ dành cho các nhóm hay tổ chức. Tôi là một cá nhân mong muốn nộp đề xuất dự án, vậy tôi có thể hợp tác với một tổ chức hay nhóm nào đấy để đáp ứng đủ điều kiện?
A54: Bạn có thể đọc kĩ lại phần guideline về điều kiện cho đối tượng nộp đề xuất của dự án. Ít nhất, tổ chức/ nhóm phải có hai năm kinh nghiệm để thực hiện dự án.
Q55: Tổng chi phí khi tính ra mà nhỏ hơn giá trị tài trợ tối thiểu cho nhóm 1 hoặc nhóm 2 thì có được hỗ trợ không?
A55: Rất tiếc là sẽ không đủ điều kiện để nộp đề xuất dự án.
Q56: Những chi phí đào tạo training nội bộ có được chọn lọc chi phí trong phụ lục C?
A56; Các bạn có thể đưa chi phí đào tạo nội bộ vào phụ lục C, phần các Chi phí khác. Tuy nhiên chúng tôi có thang điểm để chấm các khoản chi phí đó xem có hợp lý không, có liên quan trực tiếp tới đề xuất hay không. Do đó, bạn nên cân nhắc và có giải trình hợp lý.
Q57: Để bảo đảm công tác bảo vệ rừng tại địa bàn quảng Nam. Đề xuất dự án nâng cao năng lực cộng đồng trong việc trồng cây con giống và bảo vệ rừng: cây quế, cây rừng, cây mây…Chúng tôi muốn thành lập 1 nhóm để cung cấp những chuyên gia nhằm training đội nhóm của chúng tôi. Tôi muốn nhờ Dự Án tư vấn cho cộng đồng chúng tôi.
A57: Xin mời đọc lại phụ lục A – Hướng dẫn nộp đề xuất. BTC phải đảm bảo tính công bằng cho các hồ sơ nên không thể bình luận thêm về câu hỏi này. Anh chị có thể đọc lại những hoạt động hợp lệ cho dự án nộp đề xuất để viết đề xuất.
Q58: Chi phí nhân sự (nhân viên): chi theo lương hay chi theo từng hoạt động ?
A58: Vui lòng tham khảo Hướng dẫn phần 2.1.4 (Chi phí dự án hợp lệ)
Q59: Mục thuê mặt bằng: là thuê hội trường để tập huấn, hội thảo. Có được hỗ trợ thuê văn phòng không?
A59: Vui lòng tham khảo Hướng dẫn phần 2.1.4 (Chi phí dự án hợp lệ)
Q60: Các đồng bào dân tộc thiểu số sống ven rừng là đối tượng tác động nhiều vào rừng, gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của rừng cũng như các động vật hoang dã. Do đó, xây dựng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hoạt động nông nghiệp ven rừng đáng được quan tâm. Các đề xuất liên quan đến sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ven rừng có phù hợp với dự án hay không?
A60: Để công bằng cho các ứng viên khác, chúng tôi không thể bình luận về câu hỏi của bạn vì nó liên quan đến các hoạt động của nhóm mục tiêu hoặc dự án. Vui lòng tham khảo Hướng dẫn phần 1.2 và 2.1.3.
Q61: Nếu nhóm không có kinh nghiệm trong hoạt động của dự án, liệu có thể phối hợp với một bên liên quan có kinh nghiệm để cùng tham gia được không? Như vậy có ảnh hưởng đến cơ hội nhận hỗ trợ tài chính từ chương trình không?
A61: Nếu tổ chức của bạn không có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đề xuất, chúng tôi khuyên bạn nên liên kết với (các) đối tác khác có kinh nghiệm liên quan trong lĩnh vực này. Vui lòng tham khảo Hướng dẫn, 2.1.
Q62: Nhóm em tập hợp các Giảng viên của trường Đại học Quảng Bình, có chung mối quan tâm đến việc phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường bền vững, nhưng không có tư cách pháp nhân, có được tính vào Nhóm 1 (Nhóm 1: Dành cho các tổ chức dựa vào cộng đồng mà không có tư cách pháp nhân) hay không?
A63: Có, tuy nhiên cần đọc kỹ Hướng dẫn nộp đề xuất mục 2.1 để đảm bảo rằng nhóm của mình đáp ứng tất cả các điều kiện cần thiết (ví dụ: số năm kinh nghiệm)
Q63: Dự án sẽ có đào tạo kỹ năng tập huấn online và các kỹ thuật liên quan đến tập huấn, truyền thông điện tử trong bối cảnh Covid cho các tổ chức được tài trợ?
A63: Không, cho đến thời điểm hiện tại, các kỹ năng này chưa có trong kế hoạch. Tuy nhiên, các tổ chức được tài trợ sẽ được tập huấn về kỹ năng quản lý dự án và quản lý tài chính.
Q64: Gói hỗ trợ có giới hạn địa bàn thực hiện hoạt động của đề xuất hay không? Ví dụ tối thiểu là bao nhiêu xã, tối đa bao nhiêu xã, giới hạn số người tiếp cận hoạt động là bao nhiêu?
A64: Có giới hạn địa bàn thực hiện hoạt động của đề xuất (miền Trung và Tây Nguyên), nhưng không yêu cầu về số lượng xã và không giới hạn số người tiếp cận hoạt động. Vui lòng xem Tài liệu hướng dẫn (Phụ lục A), mục 2.1.3.
Q65: Mức độ ưu tiên mà Quỹ hướng đến các dự án: Ví dụ ưu tiên cho các dự án bảo tồn loài, hay nâng cao nhận thức, hay sinh kế cho người dân.
A65: Không có lĩnh vực ưu tiên. Vui lòng xem lại câu A2 và Tài liệu hướng dẫn mục 1.2
Q66: Các dự án nhận hỗ trợ có cần thủ tục đăng kí với địa phương không?
A66: Chúng tôi có thể hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm hoặc cung cấp một số giấy tờ trong khả năng (Quyết định phê duyệt dự án)
Q67: Dự án có hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý tài chính cho những tổ chức NGO mới thành lập gần đây?
A67: Không, bạn vui lòng tham khảo bản hướng dẫn 2.1 (một tổ chức/ sáng kiến phải hoạt động tối thiểu 2 năm trước khi ký hợp đồng)
Q68: Một dự án cộng đồng trong một doanh nghiệp xã hội có được phép tham gia vào gói hỗ trợ tài chính của Dự án Quỹ Bảo tồn không?
A68: Không thể tham gia nộp đề xuất với tư cách doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp do chúng tôi hướng tới đối tượng hoạt động không vì lợi nhuận). Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích các bạn tham gia với tư cách đối tác và cùng phối hợp với các tổ chức/hội/nhóm phi lợi nhuận khác. Bạn có thể tham khảo bản hướng dẫn mục 2.1
Q69: Có thể hỗ trợ để hoàn thiện các dự án đang thực hiện không hay chỉ hỗ trợ các dự án mới?
A69: Không, chúng tôi chỉ hỗ trợ dự án mới.
Q70: Với tổ chức chưa có pháp nhân thì cần phải có cá nhân đại diện ký bản cam kết danh dự đúng không ạ?
A70: Đúng vậy, đối với tổ chức chưa có pháp nhân, vui lòng điền đầy đủ thông tin vào phần “chỉ dành cho cá nhân” (ở đây hiểu là người đại diện cho tổ chức)
Q71: Trong bản cam kết danh dự em thấy có hai cột: một cột chỉ dành cho cá nhân và một cột dành cho tổ chức chưa có/ đã có tư cách pháp nhân. Vậy thì nếu em đại diện cho tổ chức của mình – chưa có tư cách pháp nhân – apply quỹ thì em sẽ phải điền thông tin và ký cam kết này như thế nào ạ? Và anh/ chị có thể giải thích giúp em về cột chỉ dành cho cá nhân được không ạ?
A71: Đúng vậy, đối với tổ chức chưa có pháp nhân, vui lòng điền đầy đủ thông tin vào phần “chỉ dành cho cá nhân” (ở đây hiểu là người đại diện cho tổ chức)
Q72: Bản cam kết danh dự chỉ dành cho bên ứng tiếp apply quỹ phải không ạ?
A72: Theo như Hướng dẫn nộp đề xuất – phụ lục A, bên nộp đề xuất và mọi đối tác (nếu có) đều phải điền thông tin và ký xác nhận vào phụ lục D – Cam kết danh dự.
Q73: Các đối tác trong dự án có cần thiết phải ký bản cam kết danh dự hay không?
A73 Theo như Hướng dẫn nộp đề xuất – phụ lục A, bên nộp đề xuất và mọi đối tác (nếu có) đều phải điền thông tin và ký xác nhận vào phụ lục D – Cam kết danh dự
Q74: Trường hợp dự án đã được duyệt và tiến hành triển khai nhưng trong quá trình triển khai dự án muốn hợp tác thêm với các đối tác khác nằm ngoài danh sách đối tác đã nộp trong hồ sơ thì có được hay không?
A74: Được, bạn có thể hợp tác với (các) đối tác khác nếu như đảm bảo đáp ứng tất cả các yêu cầu tại Phụ lục A – Hướng dẫn nộp đề xuất, các điều khoản của Hợp đồng giữa bên nhận tài trợ và Trung tâm GreenViet (đơn vị tài trợ), và đặc biệt là các chi phi phải hợp lệ.