Dự án Phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, Quảng Nam

Dự án “Phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở xã Tam Mỹ Tây” do Mạng lưới các Tổ chức văn hóa châu Âu (EUNIC) và Phân Viện Goethe tại Việt Nam tài trợ thông qua Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) được Sở Kế hoạch & đầu tư tỉnh Quảng Nam phê duyệt thực hiện tại Quyết định số 200/QĐ-SKHĐT, ngày 29/07/2022. Mục tiêu chính của dự án là góp phần bảo tồn quần thể Chà vá chân xám, phát triển sinh kế và sử dụng hợp lý tài nguyên thông qua mô hình du lịch cộng đồng ở xã Tam Mỹ Tây.

Các đơn vị tham gia thực hiện dự án Phát triển du lịch cộng đồng tại Tam Mỹ Tây

Dự án là kết quả của những phát hiện từ các nghiên cứu và thành tựu hoạt động của ba Tổ chức Phi lợi nhuận địa phương GreenViet, CAB Hoian và Hiệp hội Du lịch Quảng Nam. Cộng đồng địa phương tham gia vào dự án, có cơ hội tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn. Đối tượng mục tiêu chính của dự án là 60 hộ gia đình đang sống bằng độc canh cây keo trên 30 hecta đất ở khu vực miền núi Tam Mỹ Tây.

Mục tiêu chính của dự án là góp phần bảo tồn quần thể Chà vá chân xám, phát triển sinh kế và sử dụng hợp lý tài nguyên thông qua mô hình du lịch cộng đồng ở xã Tam Mỹ Tây.

Tuy nhiên, việc độc canh keo trong môi trường sống của voọc Chà vá chân xám là không bền vững về mặt kinh tế và môi trường. Dự án hướng đến việc giải quyết vấn đề này và đưa giải pháp hỗ trợ phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, như một sinh kế thay thế cho người dân địa phương. Dự án hỗ trợ xây dựng bộ quy tắc và thực hành để quản lý và thực hành du lịch cộng đồng bền vững thông qua nghiên cứu và thảo luận cởi mở, đào tạo cho các thành viên cộng đồng và hỗ trợ thực hiện các hoạt động của dự án. Phương pháp tiếp cận đa bên nhấn mạnh đến sự hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh và cấp quốc gia, và hội thảo trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong các lĩnh vực liên quan.

Kết quả đầu ra khác của dự án chính là một nền tảng bản đồ câu chuyện kỹ thuật số với các thông tin về cảnh quan, đa dạng sinh học, địa lý và di sản văn hóa ở Tam Mỹ Tây và các khu vực lân cận. Đối với người dân địa phương, đó là sự minh bạch trong kinh doanh và quản lý du lịch với các nhà bảo vệ môi trường, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà đầu tư, khách du lịch. Từ đó, sẽ tạo nguồn thu đóng góp cho hoạt động bảo tồn và lao động địa phương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related post