CÔNG BỐ NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU CHO DỰ ÁN “QUỸ BẢO TỒN ĐỘNG THỰC VẬT HOANG DÃ VIỆT NAM”

Được thúc đẩy triển khai từ đầu Quý I/2021, đến nay, nghiên cứu về “Khả năng sẵn lòng đóng góp của Doanh nghiệp Đà Nẵng cho Quỹ bảo tồn thiên nhiên Việt Nam” đã hoàn thành. Đây là nền móng vững chắc cho thấy những bước tiến khả quan trong tiến trình hành động của dự án “Quỹ bảo tồn thiên nhiên Việt Nam” do Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đồng tài trợ. 

Tiến hành dựa trên kết quả tham vấn hơn 220 doanh nghiệp và phỏng vấn sâu 20 doanh nghiệp, đại diện cho cộng đồng Đà Nẵng, nghiên cứu nền về về mức độ đóng góp của các doanh nghiệp Đà Nẵng mang tính đại diện cao, được theo dõi, đảm bảo về tiến độ cũng như chất lượng thực hiện.

THÔNG SỐ KHẢ QUAN VỀ SỰ SẴN LÒNG ĐÓNG GÓP

Theo báo cáo từ nghiên cứu, mục tiêu huy động tài chính của dự án có tính khả thi cao khi có đến 74% doanh nghiệp tham gia khảo sát sẵn lòng đóng góp cho Quỹ bảo tồn thiên nhiên Việt Nam thông qua các hình thức đóng góp phù hợp. Mức đóng góp trung bình được tính toán là 2,897,500 VND.

Sự sẵn lòng đóng góp của doanh nghiệp được thể hiện tóm gọn thông qua các chỉ số sau:

76,4% hoạt động tài trợ xã hội của doanh nghiệp Đà Nẵng hướng tới các hoạt động cứu trợ khẩn cấp (thiên tai, dịch bệnh) với 85,9% có mục đích là mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Có 30 doanh nghiệp (chiếm 13%) trong nghiên cứu này đã có các bộ phận/chương trình CSR hoặc CSV. 45% doanh nghiệp cho rằng hoạt động của họ là không liên quan hoặc rất liên quan tới Tài nguyên Thiên Nhiên và Đa dạng sinh học.
98% doanh nghiệp coi rằng Bảo vệ mội trường là quan trọng và rất quan trọng và hơn 80% doanh nghiệp quan tâm và mong muốn có thêm thông tin liên quan về 17 mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc.
55,5% doanh nghiệp cho rằng Quỹ bảo tồn là cần thiết vì đã đến lúc chủ động nguồn tài chính dành cho các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và Bảo vệ Môi trường ở Việt Nam, 32,7% cho rằng quỹ nên ra đời vì quỹ đóng vai trò như một bên thứ ba kết nối giữa nhà tài trợ với các tổ chức xã hội. Tuy nhiên vẫn còn 6,4% doanh nghiệp còn lại không tin vào sự thành công của quỹ.

RÀO CẢN GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ BẢO TỒN

Chủ nhiệm nghiên cứu, Thạc sĩ Hoàng Văn Chương phát biểu: “Thông qua nghiên cứu này, ngoài chỉ ra được các thông số kỹ thuật về mức độ đóng góp của doanh nghiệp, chúng tôi còn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý của doanh nghiệp, điều mà chúng tôi cho rằng là then chốt quyết định sự đóng góp cho Quỹ bảo tồn sau này”.

Thông qua các tính toán từ khảo sát cũng như ý kiến phỏng vấn sâu từ 20 cá nhân đại diện cho doanh nghiệp, đội ngũ thực hiện đã bước đầu trả lời được một cách thực tế các câu hỏi về loại hình hoạt động tài trợ xã hội của doanh nghiệp, mức độ liên quan với thiên nhiên trong hoạt động sản xuất, nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề bảo tồn thiên nhiên cũng như các rào cản giữa doanh nghiệp và bảo tồn.

Nghiên cứu cho thấy:

56% lí do không tài trợ là do thiếu kinh phí. Trong đó, 77% phản hồi thiếu kinh phí là từ khối XD&CN. 60% doanh nghiệp hoạt động dưới 10 năm cũng lấy lí do này khi không sẵn lòng tài trợ.
49% không tài trợ là do thiếu niềm tin. Họ không tin số tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích. Số năm thành lập càng nhiều thì tỉ lệ thiếu niềm tin càng lớn.
50% chủ doanh nghiệp cho rằng thông tin về bảo tồn là có nhưng không cập nhật, nghèo nàn, không hứng thú, 29% chủ doanh nghiệp khác cho rằng hầu như không có thông tin về bảo tồn hoặc thông tin khó tiếp cận

CƠ HỘI CHO SỰ CHUNG TAY GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ BẢO TỒN

Nghiên cứu đem đến những kết quả giá trị khi gọi tên được các rào cản giữa doanh nghiệp và các hoạt động bảo tồn. Việc dỡ bỏ rào cản này là một sự nỗ lực từ các đơn vị bảo tồn và cả doanh nghiệp, để đem đến những cơ hội mới cho hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học có thêm sự chung tay từ khối tư nhân.

Bà Dương Thị Mai Ly, điều phối dự án thành lập Quỹ bảo tồn cho biết: “Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi đã có những nền tảng khoa học để xác định các nhu cầu của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động bảo tồn. Trong tiến trình thực hiện dự án, chúng tôi coi mối quan hệ với doanh nghiệp là hợp tác cùng phát triển chứ không đơn thuần là quyên góp một chiều như các khái niệm từng bị hiểu nhầm trước kia”.

Với nghiên cứu về sự sẵn lòng đóng góp của khối doanh nghiệp tư nhân này, dự án “Quỹ bảo tồn thiên nhiên Việt Nam” tiếp tục tiến thêm một bước khả quan mới để thực sự thay đổi các nền tảng của bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Tải báo cáo tại đây.

Số doanh nghiệp mong muốn đóng góp bằng tiền, hiện vật, và tình nguyện viên là gần như nhau (khoảng 30%)
Tính hiệu quả trong hoạt động là tiêu chuẩn cao nhất khi lựa chọn đơn vị nhận tài trợ hoặc tiếp tục/chấm dứt các hoạt động tài trợ. Bên cạnh đó, uy tín của tổ chức nhận tài trợ, sự giới thiệu từ chuyên gia cố vấn, cơ chế tài chính minh bạch cùng với việc cập nhật thường xuyên thông tin cũng cũng được đánh giá cao
Tần suất đóng góp được chọn lựa nhiều nhất là hàng năm, kênh đóng góp được lựa chọn nhiều nhất là chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng.
41% mong đợi được ghi nhận của nhà tài trợ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng muốn được truyền thông trên mạng xã hội, chứng nhận của chính quyền, truyền thông trên báo chí và muốn có Logo công ty xuất hiện trong sự kiện hoạt động.
68% doanh nghiệp mong muốn Quỹ và các tổ chức nhận tài trợ thiết kế chương trình hoạt động để nhân viên công ty được tham gia, ngoài ra, doanh nghiệp muốn có nhiều thông tin về hoạt động của quỹ bảo tồn, chiến lược hoạt động và phối hợp dài hạn, có nhân sự chuyên trách để phối hợp hoạt động.
Các chương trình hội thảo, đối thoại, gặp mặt thường xuyên đều được các doanh nghiệp hoan nghênh và coi đó như là một hình thức kết nối giữa doanh nghiệp với CSO. Ngoài ra, doanh nghiệp muốn thiết kế các chương trình BVMT thành các cơ hội có thể đầu tư, Vinh danh doanh nghiệp, và có các chương trình đào tạo về vai trò doanh nghiệp với CSR.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related post